Tạp chí: Y tế công cộng
Năm: 2010
Số: 16
Trang: 54-58
Từ khóa: kiến thức thái độ thực hành vệ sinh môi trường phụ nữ Thái Nguyên nguồn nước nhà tiêu hợp vệ sinh
Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tại 4 xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ 15-49 tuổi có con dưới 5 tuổi về sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; và phân tích nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế qua phản hồi của đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đã phỏng vấn 542 phụ nữ 15-49 tuổi có con dưới 5 tuổi, tại 4 xã: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Phương Giao, trong hai tháng 7-8/2005. Tỷ lệ hộ nghèo cao (40,8%), tỷ lệ hộ có nhà tạm khá cao (34,3%), nhà kiên cố (18,1%), tỷ êệ hộ có phương tiện truyền thông đại chúng đang được sử dụng (57,3%). Tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch là 41,1%. Tỷ lệ hộ nhà tiêu hợp vệ sinh là 19,0%, tỷ lệ hộ không có nhà tiêu 33,0%; 2) Kiến thức về nhà tiêu hợp vệ sinh: Tỷ lệ là 37,6% phụ nữ trả lời đúng nhà tiêu hai ngăn, các tiêu chí khác xa nhà, xa nguồn nước trên 10m chỉ có 19,8% trả lời đúng, tỷ lệ không biết hoặc không trả lời là 23,6%. Thái độ của đối tượng nghiên cứu đồng ý về vai trò của việc sử dụng nước sạch có thể phòng được bệnh: đường tiêu hóa là 50%, mắt hột là 61,1%, ghẻ, lở, hắc lào là 40,9%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đồng ý về việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể phòng được nguồn nước bị nhiễm bẩn (57,6%), phòng được bệnh đường tiêu hóa (17,8%). Về thực hành của đối tượng sử dụng nguồn nước sạch là 45,6%; 3) Nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe chủ yếu là: dân số kế hoạch hóa gia đình chung ở 4 xã là 45,6%, tiêm chủng 40,4%, các nội dung về chăm sóc thai nghén là 21,1% và vệ sinh môi trường là 6,1%.
Tóm lại cần cải thiện môi trường nước sạch và nhà tiêu nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đã phỏng vấn 542 phụ nữ 15-49 tuổi có con dưới 5 tuổi, tại 4 xã: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Phương Giao, trong hai tháng 7-8/2005. Tỷ lệ hộ nghèo cao (40,8%), tỷ lệ hộ có nhà tạm khá cao (34,3%), nhà kiên cố (18,1%), tỷ êệ hộ có phương tiện truyền thông đại chúng đang được sử dụng (57,3%). Tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch là 41,1%. Tỷ lệ hộ nhà tiêu hợp vệ sinh là 19,0%, tỷ lệ hộ không có nhà tiêu 33,0%; 2) Kiến thức về nhà tiêu hợp vệ sinh: Tỷ lệ là 37,6% phụ nữ trả lời đúng nhà tiêu hai ngăn, các tiêu chí khác xa nhà, xa nguồn nước trên 10m chỉ có 19,8% trả lời đúng, tỷ lệ không biết hoặc không trả lời là 23,6%. Thái độ của đối tượng nghiên cứu đồng ý về vai trò của việc sử dụng nước sạch có thể phòng được bệnh: đường tiêu hóa là 50%, mắt hột là 61,1%, ghẻ, lở, hắc lào là 40,9%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đồng ý về việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể phòng được nguồn nước bị nhiễm bẩn (57,6%), phòng được bệnh đường tiêu hóa (17,8%). Về thực hành của đối tượng sử dụng nguồn nước sạch là 45,6%; 3) Nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe chủ yếu là: dân số kế hoạch hóa gia đình chung ở 4 xã là 45,6%, tiêm chủng 40,4%, các nội dung về chăm sóc thai nghén là 21,1% và vệ sinh môi trường là 6,1%.
Tóm lại cần cải thiện môi trường nước sạch và nhà tiêu nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường.